QUẢN LÝ CHUỖI CUNG ỨNG VÀ NGÀNH LOGISTICS LÀ GÌ?

 

Quản lý chuỗi cung ứng (Supply chain management - SCM) hay ngành logistics là hai khái niệm không thể thiếu trong vận hành guồng quay kinh tế.

SCM và logistics giúp quản trị mạng lưới kết nối các bên tham gia vào việc cung ứng sản phẩm/hàng hóa hay dịch vụ đến người tiêu dùng. Cùng Meksmart tìm hiểu thêm về hai lĩnh vực trọng yếu này trong nội dung sau đây.

Tổng quan về quản lý chuỗi cung ứng và ngành logistics

Quản lý chuỗi cung ứng và logistics là ngành giúp nghiên cứu, phát triển, đồng thời quản trị dịch vụ vận chuyển trong vận hành sản xuất kinh doanh.

Qua đó, ngành này giúp phát thảo nên bức tranh toàn cảnh của bộ máy vận hành, kinh doanh của doanh nghiệp.

Theo đó, cấp quản lý có thể dễ dàng hoạch định các chiến lược để thúc đẩy việc sản xuất hiệu quả, đồng thời giúp dòng chảy sản phẩm/hàng hóa từ nơi sản xuất đến khách hàng diễn ra suôn sẻ.

Mục tiêu chính của SCM và logistics là mang hàng hóa và dịch vụ đến tay người tiêu dùng đúng thời gian, địa điểm, số lượng, chất lượng, và chi phí.

Cần chú ý rằng SCM và logistics là hai khái niệm khác nhau. Để tránh nhầm lẫn, bạn có thể hiểu SCM sẽ bao gồm cả hoạt động logistics.

Trên thực tế, có ba dòng chảy chính trong chuỗi cung ứng:

  • Dòng hàng hóa
  • Dòng thông tin
  • Dòng tiền

Theo đó, ngành logistics sẽ phải đảm bảo dòng hàng hóa phải diễn ra đúng thời điểm và đúng nơi.

Để biết thêm chi tiết, cùng tìm hiểu về định nghĩa logistics sau đây.

Ngành logistics là gì?

Logistics liên quan đến các khâu thu mua, sản xuất, vận chuyển và phân phối sản phẩm hay nguyên vật liệu.

Quản lý ngành logistics có các nhiệm vụ:

  • Tạo lập kế hoạch
  • Triển khai, kiểm soát hiệu quả của cả forward & reverse logistics.
  • Quản lý hàng tồn
  • Liên kết thông tin giữa các bên liên quan (sản xuất và tiêu thụ) để kịp thời đáp ứng nhu cầu của thị trường

Sự khác nhau giữa logistics và chuỗi cung ứng

Lời Kết

Trên đây là một số thông tin về quản lý chuỗi cung ứng và ngành logistics. Tóm lại, quản lý chuỗi cung ứng là hoạt động quản trị các bên cùng tham gia một chuỗi cung cấp sản phẩm từ khâu nhập nguyên vật liệu đến phân phối đến người tiêu dùng.

Trong khi đó, logistics liên quan đến việc vận chuyển hàng hóa trong chuỗi cung ứng. Vì ngành này liên quan đến rất nhiều bên liên quan nên số lượng công việc cũng nhiều đáng kể.

Các phương pháp thủ công thể hiện sự yếu thế trước các giải pháp công nghệ. Quy trình truyền thống tiêu tốn khá nhiều thời gian và nhân lực cho cùng một nhiệm vụ.

Để gia tăng sức cạnh tranh trong kỷ nguyên 4.0, các doanh nghiệp đang dần chuyển đổi số sang sử dụng các  phần mềm và ứng dụng di động.

Công nghệ điện toán đám mây (Cloud Computing) hay dữ liệu lớn (Big Data) đóng góp đáng kể cho sự thành công của các giải pháp số này.

Admin Meksmart