Trong những năm vừa qua, nhờ sự phát triển của công nghệ, ngành Logistics được đã cải tiến liên tục nhằm tối ưu hóa hoạt động của doanh nghiệp. Những công nghệ như máy bay không người lái (Drone) để vận chuyển hàng hóa đến khách hàng không còn là ý tưởng viển vông nữa khi mà các công ty những ‘ông lớn’ trong ngành bán lẻ như Amazon và UPS đã bắt đầu thực hiện và nhận lại một số thành công nhất định.
Trong khi lợi ích của người tiêu dùng là hiển nhiên – hàng hóa được giao đến khách hàng nhanh hơn chỉ bằng một phần chi phí. Tuy nhiên, vẫn tồn tại những rào cản về mặt pháp lý vẫn phải được khắc phục, nhưng công nghệ đã sẵn sàng và có thể sẽ sớm được áp dụng rộng rãi hơn trong tương lai gần.
1. Drone là gì?
Drone (hay còn được gọi là UAV – Unmanned aerial vehicle) thường được hiểu là máy bay không người lái và được điều khiển từ khoảng cách xa. Loại máy bay này được dùng để phục vụ cho mục đích trinh thám quân sự, hoặc dân sự và có khả năng tự động hóa các hoạt động cao, không đòi hỏi những trang thiết bị hàng không đặc chủng, giá thành khai thác sử dụng và bảo trì hệ thống rẻ. Ứng dụng của UAV đối với đời sống đang tăng lên mạnh mẽ, từ quân sự cho đến khoa học, nông nghiệp, thương mại, giải trí,… Trong những năm gần đây, drone bắt đầu được sử dụng cho việc giao hàng của các hãng lớn.
2. Lợi ích và tác hại của việc sử dụng drone trong hoạt động giao hàng
Lợi ích:
Tác hại:
3. Những công ty nào đang đầu tư vào việc giao hàng không người lái?
Amazon
Amazon chính là một trong những đơn vị tiên phong ứng dụng drone hoạt động giao hàng của mình. Nhà bán lẻ trực tuyến đang thử nghiệm Amazon Prime Air ở một số địa điểm quốc tế để giao hàng cho khách hàng với phạm vi 10 dặm từ một trung tâm hoàn thiện đơn hàng của Amazon trong vòng 30 phút hoặc ít hơn.
Ngoài ra, công ty cũng đang thử nghiệm sử dụng drone với các đơn hàng lên đến 5 pounds (~2.5kg) ở Anh, Hoa Kỳ và Israel. Chuyến giao hàng đầu tiên bằng drone đã được Amazon hoàn tất ở Cambridge (Anh) chỉ vỏn vẹn trong vòng 13 phút kể từ thời điểm người dùng xác nhận đơn hàng vào cuối năm 2016.
UPS
Giao hàng chặng cuối (last-mile delivery), đặc biệt ở khu vực nông thôn, thường là các tuyến đường ‘tốn kém’ nhất tại các công ty vận tải và Logistics, có thể tiêu tốn đến 28% tổng chi phí vận chuyển hàng hóa cho cả chuyến hành trình.
UPS đã ước tính công ty có thể tiết kiệm tới 50 triệu đô la mỗi năm bằng cách cắt giảm chỉ 1 dặm (~1.6 km) từ các tuyến đường hàng ngày của 66.000 lái xe giao hàng. Hiểu được tầm quan trọng của việc tối ưu quãng đường vận chuyển, UPS đã thử nghiệm thành công việc sử dụng drone. Mẫu máy bay không người lái của UPS được thiết kế theo kiểu trực thăng bạch tuộc (octocopter drone) nhưng được trang bị thêm lồng treo bên dưới, có tải trọng lên đến 4,53kg, pin tích hợp có thể cho thời gian bay 30 phút và bãi đáp chính là nóc xe tải của UPS.
Domino’s
Cửa hàng Pizza nổi tiếng Domino’s đã thành công trong việc giao bánh pizza đầu tiên bằng drone vào năm 2016 cho một cặp vợ chồng New Zealand. Bằng việc sử dụng drone, thời gian nhận pizza được cắt ngắn chỉ còn 10 phút kể từ sau khi đặt hàng. Hình thức giao hàng bằng drone đã được tích hợp vào hệ thống đặt hàng online của Domino’s và được dự đoán sẽ trở thành một phần thiết yếu trong các hoạt động giao hàng trong tương lai.
Xu hướng sử dụng drone trong hoạt động giao hàng, và các hoạt động logistics khác như quản lý kho hàng,… không còn là việc quá xa lạ với các công ty toàn cầu. Tuy nhiên, hình thức này vẫn còn khá mới mẻ tại Việt Nam. Hi vọng rằng, các doanh nghiệp Việt sẽ sớm đưa mô hình này vào sử dụng để góp phần giảm thiểu thời gian nhận hàng, tăng hiệu quả về chi phí, đáp ứng được nhu cầu ngày càng cao của khách hàng.
Theo businessinsider.com & raconteur.net