Author: Meker M
Update: 30/11/2022

10 LỖI CẦN TRÁNH ĐỂ QUẢN LÝ KHO HÀNG HIỆU QUẢ

Đối với bất kỳ doanh nghiệp sản xuất hay phân phối hoặc cửa hàng nào, việc quản lý kho hàng đóng vai trò vô cùng quan trọng, có thể ảnh hưởng trực tiếp đến hiệu quả kinh doanh cũng như chiến lược phát triển của công ty. Nhưng doanh nghiệp luôn gặp trục trặc trong việc quản lí như dư thừa quá nhiều hàng tồn kho,..Vậy, cần khắc phục những lỗi nào để thúc đẩy mạnh hiệu quả quản lý kho chứa hàng?


1. Dư thừa hàng tồn kho quá mức

Hàng tồn kho dư thừa có thể được sử dụng cho các mục đích khác nhưng đồng thời chúng cũng chiếm không gian trong kho. Hàng hóa dư thừa quá mức có thể trì hoãn mọi quy trình - bao gồm bốc dỡ, quy trình kiểm toán hàng tồn kho.

2. Chưa tối ưu không gian và cấu trúc nhà kho

Việc tối ưu hóa không gian kho có thể cải thiện năng suất và hiệu quả, giúp doanh nghiệp giảm đáng kể thời gian xuất nhập hàng. Vì vậy, hãy xem xét kỹ đặc tính hàng hóa cần dự trữ cũng như cách thức di chuyển khi xuất - nhập kho để bố trí nhà kho cho hợp lý.

3. Xao nhãng việc đào tạo nhân viên

Doanh nghiệp không thể mong đợi một người thực hiện nhiệm vụ chính xác nếu không dành thời gian để huấn luyện người đó làm đúng cách. Khi doanh nghiệp nỗ lực đào tạo nhân viên, điều doanh nghiệp sẽ được nhận là hiệu quả và năng suất công việc tốt hơn cũng như doanh thu tăng lên.

4. Không lên kế hoạch

Những dự đoán chính xác sẽ giúp doanh nghiệp lập kế hoạch yêu cầu về các mặt hàng tốt hơn. Nhưng ngay cả khi không có dự báo tốt, doanh nghiệp vẫn có thể thực hiện từng bước thông qua kế hoạch quản lý hàng tồn ngưỡng max/min. Qua kế hoạch, doanh nghiệp sẽ có cái nhìn bao quát, đồng thời dễ dàng theo dõi việc sử dụng hàng tồn kho mà không bị dư thừa quá nhiều hàng hóa

5. Cẩu thả trong việc dọn dẹp

Kho hàng bừa bộn sẽ khiến việc tìm kiếm sản phẩm trở nên khó khăn hơn và làm thu hẹp không gian để cất hàng hóa. Ngoài ra, sự cẩu thả sẽ khiến doanh nghiệp thiếu chú ý đến những chi tiết quan trọng, và chúng chắc chắn sẽ gây ‘tai họa’ cho doanh nghiệp trong tương lai. Sắp xếp kệ ngay ngắn, quét sàn và đảm bảo mọi thùng hàng được dán nhãn rõ ràng sẽ giúp nhà kho luôn ngăn nắp.

6. Thiếu an toàn trong quản lí nhà kho

Tai nạn sẽ gây tổn thất về thời gian, tiền bạc và cũng ảnh hưởng đến tinh thần làm việc của nhân viên. Mọi người làm việc tốt hơn trong một môi trường mà họ cảm thấy an toàn và được quan tâm. Vì thế, doanh nghiệp cần trang bị các thiết bị phòng cháy chữa cháy trong nhà kho, đồng thời hướng dẫn nhân viên biết cách sử dụng chúng khi gặp sự cố.

7. Quên mất hàng trữ kho đang chế tạo

Một số quản lý dành hai tuần cuối tháng để đẩy đơn đặt hàng của khách hàng và bỏ bê tiến độ sản xuất các bán thành phẩm (WIP). Dẫn đến, đầu tháng kế tiếp, họ thường để lỡ đơn hàng vì chưa có sản phẩm hoàn chỉnh. Hoặc, họ hoàn thiện các sản phẩm trong sự vội vàng. Điều này có thể gây ra những thiếu sót không đáng có. Vì vậy, hãy thực hiện các nhiệm vụ trong tháng theo thứ tự ưu tiên để cân bằng chu trình làm việc.

8. Lỗi tự động hóa

Việc mua phần cứng và phần mềm tự động ngốn ít tiền hơn so với việc đi sửa các lỗi. Đầu tư vào các giải pháp thu thập dữ liệu và ghi nhãn hiện đại giúp doanh nghiệp tăng hiệu quả và độ chính xác.

9. Không đo lường hiệu quả làm việc

Nếu không được đo lường, năng suất sẽ không được cải thiện. Hãy đưa ra những yếu tố doanh nghiệp quan tâm nhất khi làm việc. Sau đó, đánh giá chúng qua KPIs. Chắc chắn năng suất của doanh nghiệp sẽ tăng vọt đấy!

*KPI: chỉ số đo lường và đánh giá hiệu quả hoạt động của một bộ phận trong một công ty hoặc sự vận hành của cả công ty.

10. Chất lượng nhãn mác không đảm bảo

Doanh nghiệp có thể tăng tốc độ lấy và cất hàng hóa khi tất cả hàng hóa đều có nhãn hoặc thẻ rõ ràng. Vì vậy, hãy đầu tư vào nhãn và máy in chất lượng cao và giúp nhân viên dễ dàng dán nhãn tất cả chúng khi họ nhận được. Tuy nhiên, quy trình cung ứng hàng hóa không chỉ dừng lại ở việc quản lí kho hàng sao cho hiệu quả, đó còn là cả quy trình vận chuyển, bốc dỡ hàng hóa. Điều này đòi hỏi một hệ thống ưu việt, nhanh gọn không chỉ giúp tiết kiệm thời gian mà còn chi phí vận chuyển.

Nguồn: haiquanvietnam.net

Admin Meksmart