Author: Meker Meksmart
Update: 25/11/2022

TOP KINH NGHIỆM QUẢN LÝ KHO HÀNG HIỆU QUẢ

Quản lý kho hàng hiệu quả là một bài toán nhức nhối đối với nhiều doanh nghiệp khác nhau. Một trong những vấn đề mà nhiều doanh nghiệp vấp phải đó chính là giải quyết vấn đề lệch số lượng hàng hóa có trong kho.

Vấn đề này dễ dẫn đến việc thất thoát hàng và sản phẩm, ảnh hưởng đến doanh thu ròng của doanh nghiệp. Vậy câu hỏi đặt ra là làm thế nào để có thể quản lý kho hàng hiệu quả? Tìm hiểu ngay trong nội dung sau đây.

Cách Quản Lý Kho Hàng Hiệu Quả

1. Sắp xếp vị trí kho hàng hợp lý và thông minh

Một trong những việc bạn lưu ý đầu tiên để có thể quản lý kho hàng hiệu quả đó chính là chú ý đến cách bài trí hàng hóa trong kho.

Các hàng hóa khi được sắp xếp theo một trật tự logic và khoa học sẽ tạo điều kiện truy xuất thông tin khi tìm kiếm một cách nhanh chóng và hiệu quả hơn, tiết kiệm thời gian trong vận hành quản lý kho.

Thực trạng phổ biến hiện nay là tình trạng nhiều nhà doanh nghiệp không tập trung vào sắp xếp và bài trí các sản phẩm hàng hóa có trong kho. Điều này dễ dẫn đến việc lãng phí thời gian để tìm kiếm, thậm chí có thể tạo ra căng thẳng giữa nhân viên kho và cấp quản lý.

Để có thể giải quyết được tình trạng này, chủ doanh nghiệp cùng quản lý kho cần chú ý các điểm sau đây:

  • Sắp xếp hàng hóa dựa trên mức độ liên quan và mức độ tìm kiếm ví dụ như sắp xếp theo mặt hàng thường xuyên ra vào và mặt hàng ít được sử dụng.
  • Cần nhất quán trong cách thức sắp xếp hàng hóa trong kho.
  • Điều quan trọng khác nữa là cần thông báo rõ ràng đến toàn bộ nhân viên để họ có thể nắm rõ được quy định trưng bày hay sắp xếp hàng hóa có trong kho.

2. Kiểm tra thông tin liên quan đến việc xuất nhập kho kỹ lưỡng

Việc sai lệch về số lượng sản phẩm hay hàng hóa thường xảy ra ở giai đoạn xuất nhập hàng hóa vào kho. Vấn đề thường xuyên đến từ lỗi của con người vì chưa có kinh nghiệm trong việc quản lý kho dẫn đến việc kiểm đếm sai số lượng hay nhập/xuất sai số lượng hàng hóa có trong kho.

Chính vì vậy, để có thể giải quyết được vấn đề này, cấp quản lý hay nhân viên phụ trách cần kỹ lưỡng kiểm tra thông tin xuất nhập kho kỹ lượng, ít nhất là 2 lần/tuần.

Theo đó, cần thực hiện việc đối chiếu và so sánh với các phiếu chuyển. Nếu có sự ăn khớp thì hàng hóa mới nên được chuyển vào kho một cách chính thức.

Bên cạnh đó, chuyển hàng hóa vào kho nên được nhất quan trước khi nhập/xuất ra khỏi kho hàng. Việc này sẽ giúp tránh được vấn đề là hàng hóa được chuyển đến/đi mà nhân viên kho không thể nào nắm bắt được tình hình.

3. Dán nhãn hàng hóa

Bên cạnh việc sắp xếp hàng hóa có trong kho hàng, doanh nghiệp cũng cần dán nhãn lên các hàng hóa có trong kho. Việc này sẽ giúp cho việc tìm kiếm hàng có kho hàng diễn ra nhanh chóng và hiệu quả hơn. Bên cạnh đó, việc kiểm kê hàng hóa cũng sẽ được thực hiện chính xác hơn.

4. Kiểm kho định kỳ

Một trong những việc mà doanh nghiệp nên làm khác đó chính là thực hiện định kỳ việc kiểm kho ít nhất 1 tháng một lần để có thể đối chiếu xem số liệu thực tế có trong kho có ăn khớp với số liệu được ghi nhận trên tài liệu hay không.

5. Bàn giao cho nhân viên kho trách nhiệm

Ở nhiều doanh nghiệp hiện nay, cấp quản lý có thể được chia thành nhiều tầng khác nhau để có thể giúp việc quản lý trở nên chặt chẽ và hiệu quả hơn.

Việc bạn bàn giao trách nhiệm cho nhân viên kho sẽ giúp gia tăng ý thức và tinh thần làm việc của họ. Từ đó, các công việc sẽ có thể được thực hiện một cách nghiêm túc, tránh được các thất thoát hàng hóa không đáng có trong kho.

6. Sử dụng phần mềm quản lý kho hàng hiệu quả

Nhờ sự tiến bộ vượt bậc của khoa học công nghệ, các nhà cung cấp dịch vụ phần mềm đã cho ra mắt các phần mềm quản lý kho hàng thông minh. Một trong những phần mềm phổ biến hiện nay là phần mềm Meksmart.

Giải pháp số này mang đến đầy đủ các tính năng cần thiết giúp doanh nghiệp có thể vận hành hoạt động quản lý kho hiệu quản. Không những vậy, phần mềm này còn có khả năng tích hợp với các phần mềm trong kiểm đếm số lượng kho hiệu quả của nhiều bên khác nhau như kế toán, bán hàng, v.v.

Việc sử dụng phần mềm quản lý kho sẽ có thể hạn chế được các lỗi do con người gây ra, tự động hóa các phép tính cũng như các hoạt động quản lý kho hàng. Một trong những điểm nổi bật khác đó chính là khả năng cung cấp các báo cáo về hoạt động kho hàng theo thời gian thực.

Nhờ đó, kết quả thu nhận được trở nên minh bạch hơn, giúp các cấp quản lý có thể đưa ra được các quyết định mang tính chiến lược đúng đắn và phù hợp với tình hình doanh nghiệp.