Author: Meker Meksmart
Update: 28/07/2025

MEKSMART | CẮT GIẢM CHI PHÍ, NÂNG CAO NĂNG LỰC CẠNH TRANH - THÁCH THỨC CHO CÁC DOANH NGHIỆP LOGISTICS

Thế giới biến động mạnh mẽ khiến chuỗi cung ứng toàn cầu ngày càng phức tạp, chi phí logistics trở thành gánh nặng rõ rệt với doanh nghiệp Việt Nam. Để duy trì lợi thế cạnh tranh, các doanh nghiệp cần có chính sách để cắt giảm chi phí logistics. Tuy nhiên điều này sẽ dẫn đến những thách thức rất lớn cho doanh nghiệp. 

Vậy làm thế nào để giảm chi phí logistics, tối ưu quy trình nhưng vẫn giữ được tốc độ và chất lượng dịch vụ? Bài viết này Meksmart sẽ giúp bạn nhìn rõ vấn đề mà doanh nghiệp logistics đang gặp phải hiện nay cũng như các giải pháp để giảm chi phí logistics.

1. Thực trạng chung của các doanh nghiệp Logistics hiện nay 

Theo báo cáo của Ngân hàng Thế giới, chi phí logistics chiếm rất lớn trong giá thành của nhiều ngành hàng tại Việt Nam, trung bình ở mức 16-17% GDP, nhiều năm trước đây còn là 18-19%. Đây là mức chi phí logistics tương đối cao so với các nước trong khu vực và châu lục (Nhật Bản chi phí logistics chỉ chiếm 11%/GDP, Singapore 8%, Malaysia 13%, Indonesia 13%)… Những con số này phản ánh áp lực lớn mà doanh nghiệp phải đối mặt khi cố gắng cắt giảm chi phí nhưng vẫn đảm bảo chất lượng dịch vụ.

Nguyên nhân dẫn đến việc chi phí logistics của doanh nghiệp Việt Nam cao: 

- Năng lực doanh nghiệp logistics nội địa còn yếu: Hạn chế về vốn, công nghệ, quản lý và nhân lực chất lượng cao.

- Hạ tầng giao thông và logistics chưa phát triển: Cơ sở vật chất như cảng biển, kho bãi, phương tiện vận tải còn thiếu và yếu.

- Chi phí vận tải chiếm tỷ trọng lớn: Vận tải chiếm từ 40 - 60% tổng chi phí logistics.

- Thiếu kết nối vận tải đa phương thức: Chủ yếu vận chuyển bằng đường bộ, vốn có chi phí cao.

- Chi phí vận chuyển nội địa cao bất thường: Ví dụ, vận chuyển container từ Hải Phòng về Hà Nội đắt gấp 3 lần vận chuyển từ Trung Quốc về Việt Nam.

- Doanh nghiệp nước ngoài chiếm thị phần lớn: Dù số lượng ít nhưng các công ty logistics quốc tế chiếm tới 80% thị phần.

- Thiếu hệ thống thông tin hiện đại và khung pháp lý rõ ràng: Gây khó khăn trong quản lý và mở rộng hoạt động.


Thực trạng doanh nghiệp logistics hiện nay 

Từ thực trạng đó, doanh nghiệp cần giảm chi phí logistics để không chỉ tiết kiệm ngân sách mà còn: tối ưu hoá chuỗi cung ứng, nâng cao hiệu quả vận hành, nâng cao năng lực cạnh tranh về giá trên thị trường, cải thiện trải nghiệm khách hàng nhờ giao hàng nhanh và chính xác hơn.

2. Giảm chi phí logistics - Thách thức cho doanh nghiệp 

Cắt giảm chi phí logistics là cần thiết trong bối cảnh hiện tại, nhưng cũng đặt ra nhiều thách thức lớn cho doanh nghiệp.

Một trong những thách thức lớn mà doanh nghiệp phải đối mặt khi giảm chi phí logistics là vấn đề chất lượng dữ liệu. Để ra quyết định chính xác và kịp thời, doanh nghiệp cần thu thập, phân tích và chia sẻ dữ liệu liên quan đến hiệu suất, chi phí và vận hành logistics một cách chính xác, đầy đủ và đồng bộ.

Bên cạnh đó, việc cân đối giữa chi phí logistics với các yếu tố khác như mức độ dịch vụ, chất lượng, độ an toàn và độ tin cậy là một bài toán không đơn giản. Những yếu tố này thường có mối quan hệ đánh đổi, dễ dẫn đến xung đột giữa các mục tiêu nội bộ cũng như giữa các bên liên quan.

Thêm vào đó, sự phối hợp và hợp tác với các đối tác trong và ngoài doanh nghiệp từ nhà cung cấp, đơn vị vận tải, nhà phân phối đến khách hàng là điều cần thiết để tối ưu chuỗi cung ứng. Tuy nhiên, mỗi bên lại có lợi ích, kỳ vọng và năng lực khác nhau, khiến quá trình hợp tác dễ phát sinh khó khăn.

Cuối cùng, doanh nghiệp còn phải ứng phó với những biến động không lường trước từ môi trường bên ngoài như điều kiện thị trường, xu hướng tiêu dùng, thay đổi trong chính sách hoặc các sự cố gián đoạn. Tất cả những yếu tố này đều có thể ảnh hưởng trực tiếp đến chiến lược và hiệu quả logistics của doanh nghiệp.


Thách thức của doanh nghiệp khi giảm chi phí logistics 

Để giảm thiểu chi phí logistics mà vẫn duy trì hoạt động ổn định, doanh nghiệp có thể áp dụng một số giải pháp tổng thể và đồng bộ như cần đẩy mạnh chuyển đổi và tiết kiệm năng lượng, đồng thời tối ưu hóa quy trình vận hành nhằm nâng cao hiệu quả sử dụng nguồn lực. Bên cạnh đó, doanh nghiệp có thể tận dụng hoạt động mua bán và sáp nhập (M&A) để mở rộng quy mô, thị trường và đẩy nhanh tốc độ tăng trưởng. Tuy nhiên, doanh nghiệp cần thận trọng trước nguy cơ bị thâu tóm từ các đối tác chiến lược.

>>> Xem thêm “Giải pháp cho các doanh nghiệp quản lý quản lý kho hàng gia dụng  theo từng thuộc tính sản phẩm”

3. Meksmart đồng hành cùng doanh nghiệp giảm chi phí logistics

Với đội ngũ chuyên gia giàu kinh nghiệm trong các lĩnh vực vận hành, kho vận và công nghệ số, Meksmart cung cấp những giải pháp để doanh nghiệp giảm chi phí logistics với MEKTMSMEKWMS

MEKTMS là giải pháp quản lý vận tải toàn diện cho doanh nghiệp logistics với 3 mục tiêu cốt lõi:

- Giảm chi phí vận chuyển

- Nâng cao hiệu suất giao nhận

- Tăng sự hài lòng của khách hàng

MEK-TMS giúp doanh nghiệp nhanh chóng lập kế hoạch vận tải, tối ưu lộ trình và nâng cao hiệu suất. Hệ thống tự động hóa quy trình giao nhận, mang lại hiệu quả vượt trội so với phương pháp truyền thống.

MEKWMS là giải pháp quản lý kho hiện đại, xử lý theo thời gian thực một cách tối ưu: 

- Tối ưu hóa tốc độ xử lý: Tất cả dữ liệu về hàng hóa, trạng thái xử lý, tồn kho... được cập nhật liên tục theo thời gian thực, giúp nhà quản lý ra quyết định nhanh chóng và chính xác.

- Giải pháp thông minh cho soạn đơn hàng: lưu trữ và truy xuất dữ liệu nhanh chóng, tối ưu lộ trình lấy hàng, tự động hóa các quy trình: đóng gói, gửi hàng, kiểm đếm, tiếp nhận, phân loại vị trí, quản lý tài liệu, phân bổ lại kho…

- Quản lý tồn kho chính xác, minh bạch: Theo dõi tồn kho theo mã hàng, tình trạng, ngày lưu kho, hạn sử dụng…

- Sắp xếp hàng hóa tối ưu theo tiêu chí đa chiều: MEKWMS sử dụng thuật toán thông minh để xác định vị trí lưu trữ tối ưu cho từng loại hàng hóa, dựa trên chủng loại, kích thước, khối lượng, tần suất xuất kho, hạn sử dụng, yêu cầu về nhiệt độ bảo quản…

Meksmart đồng hành cùng doanh nghiệp an tâm giảm chi phí logistics 

 

KẾT LUẬN 

Giảm chi phí logistics là thách thức lớn với doanh nghiệp xuất nhập khẩu Việt Nam, nhưng nếu ứng dụng đúng giải pháp, sẽ mang lại hiệu quả rõ rệt.

Kiểm soát tốt chi phí không chỉ giúp giảm giá thành sản phẩm mà còn nâng cao năng lực cạnh tranh quốc gia, thúc đẩy phát triển kinh tế bền vững.

Meksmart đồng hành cùng doanh nghiệp trong quá trình số hóa từ tư vấn quy trình, triển khai WMS/TMS đến phân tích dữ liệu nhằm xây dựng hệ thống logistics linh hoạt, minh bạch và tiết kiệm.