- Thị trường đang giảm bớt cạnh tranh, hoạt động logistics tập trung nhiều vào các công ty lớn… vô hình trung tạo ra điểm nghẽn trong chuỗi cung ứng.
- Do các nút thắt trong chuỗi cung ứng toàn cầu khó có thể giải quyết sớm nên các công ty đã thuê lại hoặc kết hợp với nhau để rút ngắn khoảng cách địa lý. Tuy nhiên, việc thiết lập lại các chuỗi cung ứng ngắn hơn và mang tính quốc gia sẽ rất tốn kém để tăng trưởng.
- Mỗi doanh nghiệp sẽ điều chỉnh chuỗi cung ứng theo cách khác nhau. Một số sẽ "đóng băng" hoạt động, một số sẽ tìm nhà thầu phụ ở các địa điểm khác nhau, một số có thể tăng cường tự động hóa... Trong khi đó, nhiều công ty đa quốc gia đang duy trì các hoạt động có giá trị cao như nghiên cứu, đặt nhà máy ở những địa điểm có chi phí thấp như Malaysia, Trung Quốc. Sau một thời gian học hỏi mô hình từ trụ sở chính, các cơ sở này có thể sản xuất hàng hóa với chi phí thấp hơn nhiều và có chất lượng ổn định hơn.
- Tuy nhiên, theo thời gian, mô hình này khiến doanh nghiệp đó dần mất kiến thức ngầm hoặc bí quyết trong sản xuất. Một số công ty tại các nước phát triển đã để những khả năng này làm xói mòn trong nhiều thập kỷ và khó phục hồi nhanh chóng. Các trung tâm sản xuất Đông Á như Trung Quốc, Malaysia và Singapore đã phát triển nhiều lợi thế bền vững trong lĩnh vực như logistics.
- Điều này cũng gây ra nhiều vấn đề cho các nhà hoạch định chính sách. Một số nền kinh tế tiên tiến đã đưa ra các sáng kiến xây dựng lại năng lực sản xuất của họ như kế hoạch bán dẫn 43 tỷ euro (45,5 tỷ USD) của EU hoặc đề xuất 100 triệu USD của California để sản xuất insulin và các loại thuốc gốc khác.
- Những kế hoạch đó có thể là một ý tưởng hay nhưng cần thời gian và tiền bạc đáng kể để thành công.
- Điểm nghẽn của chuỗi cung ứng hiện nay cũng cho thấy thị trường đang giảm cạnh tranh. Mặc dù các nhà kinh tế cũng chỉ ra sự tập trung ngày càng tăng trên thị trường nhưng thường tập trung vào các công ty "siêu sao" lớn trong chuỗi sản xuất. Đây là lời nhắc nhở mỗi mắt xích trong chuỗi cung ứng cần trở nên chuyên biệt hơn, càng có ít sự cạnh tranh hơn ở mỗi giai đoạn.
- Những thách thức trong chuỗi cung ứng này là hệ quả của việc các doanh nghiệp bỏ quên nhiều vấn đề khác ngoài hiệu quả kinh tế. Đặc biệt, những vấn đề này đã trải qua 4 thập kỷ, đến hiện tại cũng không thể giải quyết trong "một sớm một chiều". Đó cũng là lý do nữa để các nhà hoạch định chính sách bắt đầu suy nghĩ lại về mô hình hoạt động chuỗi cung ứng hiện tại.
Nguồn: vnexpress.net